TÌM HIỂU TRIẾT LÝ “HÒA HỢP” TẠI LÀNG NAM BỘ

Vào một buổi chiều tan tầm, lặng nhìn cả thành phố Hồ Chí Minh lên đèn với những tòa nhà cao tầng san sát, dưới đường chật kín nào người nào xe cộ và tiếng còi xe inh ỏi, ông Phan Quang Dũng tự hỏi, liệu một không gian xanh mướt có phải là nơi mà mỗi người dân thành thị đều mong ước??? Một không gian sống được phủ đầy sắc xanh của cây cỏ, ánh nắng buổi sớm mai tô điểm cho những bông hoa trong vườn càng thêm rực rỡ chẳng phải thú vị hơn gấp ngàn lần khi sống dưới bầu không khí ô nhiễm, ngột ngạt và giữa những khối bê tông vô cảm kia sao?

Hơn nữa, sinh ra là một người con của miền đất Nam Bộ, chứng kiến sự thay đổi của đất nước qua từng ngày, hiểu rằng công nghệ đã và đang chi phối hầu hết các hoạt động khiến chúng ta dường như dần mất đi tính tương tác. Tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và đặc biệt là tương tác giữa con người với con người.

Cũng chính bởi lý do đó, ông Phan Quang Dũng đã nảy ra ý tưởng xây dựng một khu đô thị xanh, hiện đại mà ở đó đề cao tính tương tác, sự hòa hợp nhưng vẫn giữ nguyên những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Nam Bộ xưa. 

Nghĩ là làm, ông cùng những người cộng sự của mình đã lên ý tưởng xây dựng một khu đô thị sinh thái xanh. Sau quá trình khảo sát, đánh giá, ông và những người cộng sự của mình đã quyết định lựa chọn Bến Tre là nơi thi công dự án. 
 

Đồng hành cùng ông Dũng trên hành trình hiện thực hóa ước mơ, không thể không kể đến sự góp mặt của kiến trúc sư cảnh quan Hà Sơn. Đây chính là người đã thiết kế khu du lịch Đại Nam cho ông Dũng Lò Vôi cũng như một số quy hoạch kiến trúc khác cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên). 

Dựa trên những ý tưởng có sẵn, kiến trúc sư dần thiết kế lên một không gian sống xanh thực thụ để các cư dân và du khách thỏa sức hòa mình cùng thiên nhiên. Sẽ chẳng khó để bạn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành giữa không gian xanh mát, lắng nghe tiếng chim hót líu lo hay cảm nhận tiếng lá cây khẽ xào xạc. Để rồi biết đâu, ta bắt gặp chính bản thân mình trong đó. Khi ấy, đừng ngần ngại dừng lại một nhịp và lắng nghe tâm hồn mình lên tiếng nhé! Bạn có thể nhận ra được nhiều điều thú vị lắm đó! 
 

Bên cạnh sắc xanh ngập tràn, Làng Nam Bộ cũng không thiếu những khoảng không gian để cư dân và du khách vui chơi, tụ tập ăn uống, cắm trại, nướng BBQ, …Đó như một chất xúc tác giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Sẽ thật tuyệt vời vào mỗi chiều cả nhà mình cùng nhau đi dạo, bố dạy con tập xe còn mẹ đứng bên cổ vũ 2 bố con. Cuối tuần cả gia đình, nhóm bạn tổ chức dã ngoại trên bãi đất trống trong “Làng”, cùng nhau nướng thịt, vui đùa, hát ca, … Giữa cuộc sống xô bồ, đống công việc chất chồng, khi thời gian dành cho nhau ngày càng ít đi nhưng cũng vì thế mà những giây phút ở cạnh nhau như thế càng trở lên ý nghĩa, đáng trân trọng hơn bao giờ. 
 

Ngoài ra, kiến trúc sư Hà Sơn cũng đã khéo léo lồng ghép nét văn hóa đặc trưng của miền đất Nam Bộ trong thiết kế của mình. Thậm chí, ông Phan Quang Dũng còn muốn đưa nét văn hóa ấy vào nhịp sống hiện đại của cư dân, để nó không ngừng lan tỏa và phát triển giữa một khu đô thị thông minh, hiện đại mang tên Làng Nam Bộ. Điều này khiến những cư dân và du khách không cảm thấy xa lạ, thay vào đó họ luôn cảm thấy thân thuộc, gần gũi mỗi khi về với Làng Nam Bộ. Đó chính là yếu tố tương tác thể hiện giữa con người và Làng Nam Bộ mà ông Dũng cùng các cộng sự muốn gửi gắm. 
 

Hơn cả một nơi để sống, Làng Nam Bộ mang đến cho cư dân và du khách những nguồn cảm hứng mới, tạo điều kiện cho họ tương tác với thiên nhiên, tương tác với nhau, với chính mình và với Làng Nam Bộ. Góp phần xây dựng một cộng đồng cư dân sống hòa hợp cùng nhau và sống hòa hợp cùng môi trường xung quanh. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Bài viết liên quan