Trong xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ lụy tiêu cực mà nó gây ra, nhiều thành phố trên thế giới dần nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái và các quốc gia này đã bắt đầu tạo nên những “thành phố xanh” để bảo vệ môi trường.
Amsterdam (Hà Lan)
Amsterdam nổi tiếng là một trong những thành phố xanh nhất ở Châu Âu. Thông thường khi xã hội phát triển, các thành phố dần trở lên đông dân cư, các nhà cao tầng là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng chật chội.
Tuy nhiên, khác với nhiều thành phố lớn phát triển, Amsterdam đã chứng minh thiên nhiên và đô thị hoàn toàn có thể kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Trong nhiều năm liền, Amsterdam luôn nằm trong danh sách 10 thành phố “xanh” nhất thế giới. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng được xây dựng đan xen với việc phát triển hệ thống cây xanh phủ khắp thành phố. Tại đây, chính quyền cũng thiết kế hàng chục các công viên lớn nhỏ bên cạnh các con kênh tạo nên không gian trong lành, thoáng đãng tuyệt vời.
Oslo (Na Uy)
Nằm ở vùng Scandinavia, Oslo là một trong những thành phố có nhiều cây xanh nhất thế giới với hàng loạt công viên cây xanh trải khắp. Chính quyền thành phố rất khắt khe trong việc tạo không gian sống xanh mát, trong lành nhằm bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí và cuộc sống của người dân.
Không chỉ đề cao việc trồng cây xanh, thủ đô Oslo của Na Uy tiếp tục trở thành tấm gương cho toàn thế giới khi đặt mục tiêu cắt giảm 95% lượng khí thải CO2 vào năm 2030, đồng thời tiến tới không có khí thải CO2 vào năm 2050.
Helsinki (Phần Lan)
Helsinki là một trong những thành phố xanh và ít ô nhiễm nhất trên thế giới. Hơn một phần ba của thành phố bao gồm các công viên và các khu vực màu xanh lá cây khác và được bao quanh ba mặt của biển.
Trong tương lai, chính quyền thành phố Helsinki đang thực hiện các dự án nhằm hạn chế việc sử dụng phương tiện đi lại cá nhân. Bên cạnh đó, thành phố này cũng tích cực xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại và khuyến khích người dân di chuyển bằng xe đạp để bảo vệ môi trường.
Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị sinh thái xanh góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cảnh quan và cải thiện đời sống cư dân đô thị, đồng thời cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, một vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Đây hứa hẹn là xu hướng bất động sản phát triển trong tương lai, thay đổi phần lớn thói quen sống, sinh hoạt của người dân trên thế giới.