Tham vọng phủ xanh khu đô thị trên toàn thế giới

Mầm mống về một đô thị xanh, trở về với tự nhiên đã được gieo ươm từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, với mô hình thành phố vườn của Ebenezer Howard, thành phố tươi sáng của Le Corbusier và thành phố Broadacre của Frank Lloyd Wright. Điểm chung của các lý thuyết gia đô thị này là đều trăn trở trước hiện trạng những thành phố công nghiệp ô nhiễm, đông đúc và quá chật chội, họ muốn tạo ra thành phố lý tưởng với khu vực dân cư, công nghiệp và nông nghiệp được phân bổ tương xứng, với cảnh quan sinh thái tươi đẹp được bảo tồn.


Đô thị sinh thái đề cập đến một thành phố lành mạnh về mặt sinh thái cho phép cư dân có cuộc sống chất lượng cao với tác động tối thiểu đến môi trường, một mục tiêu gắn liền với khái niệm bền vững và được chấp nhận rộng rãi giữa các nền văn hóa. Các quốc gia châu Á đang đóng góp đáng kể cho phong trào đô thị sinh thái toàn cầu này, với sự hỗ trợ mạnh mẽ và can thiệp trực tiếp từ chính phủ, đưa việc xây dựng các đô thị sinh thái kiểu mẫu trở thành sáng kiến quốc gia đầy tham vọng.

Tại Trung Quốc, đô thị sinh thái là một trong những chiến lược mũi nhọn nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng văn minh sinh thái đã được đưa vào Báo cáo Đại hội Đảng XVIII.Một trong những đặc trưng của đô thị sinh thái Trung Quốc là sự thúc đẩy và tham dự sâu rộng của chính quyền, khác với sự phân mảnh, độc lập của các đô thị sinh thái trên thế giới. Có hơn 100 “thành phố sinh thái mới” đang được phát triển, và hơn 250 thành phố hiện có đã công bố kế hoạch trở thành “thành phố sinh thái” hoặc “thành phố carbon thấp”.

Tiêu biểu, dự án đô thị sinh thái Thiên Tân do Trung Quốc kết hợp với Singapore đầu tư xây dựng được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình điểm toàn cầu về hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường, dành cho các đô thị quy mô lớn bị ô nhiễm nặng và phát triển hỗn tạp hiện nay do quy hoạch kém ở Trung Quốc lẫn các nước trên thế giới.


Còn tại Nhật Bản, Chương trình Thành phố Sinh thái (Eco-Town Program) đã được khởi động vào năm 1997 trên 26 thành phố trên toàn quốc gia, nhằm tạo ra các lợi ích kinh tế và môi trường thông qua việc thực hiện các quá trình cộng sinh đô thị và công nghiệp diễn ra trong một thành phố sinh thái.

Khoảng 1,65 tỷ USD đã được đầu tư vào 61 dự án tái chế sáng tạo, với mức hỗ trợ trung bình của chính phủ là 36%. Ngoài ra, ít nhất 107 cơ sở tái chế khác đã được xây dựng mà không cần đến trợ cấp của chính phủ. 14 thành phố sinh thái đóng góp chủ yếu vào việc cải thiện năng suất của ngành, trong khi 10 thành phố sinh thái đóng góp chủ yếu vào việc cải thiện tiện nghi và điều kiện môi trường. Tại 16 thành phố sinh thái, khu vực tư nhân là tác nhân quan trọng nhất hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc thực thi chương trình, trong khi ở tại 9 thành phố sinh thái là xã hội dân sự.


Một dự án khổng lồ đã được triển khai tại một quốc gia đã từng tạo ra những điều kỳ diệu từ số không, như biến sa mạc trở thành đô thị với những siêu công trình đứng đầu thế giới, đó là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Vào năm 2006, Chính phủ UAE đã công bố ý định chi 22 tỷ USD để xây dựng thành phố Masdar, thành một thành phố không có cacbon, không chất thải, thể hiện công nghệ tiên tiến nhất trong thiết kế thành phố bền vững. Một ý định khi công bố tưởng chừng rất hoang đường.

Nhưng Masdar là một thành phố zero-carbon, công nghệ sạch được xác định ngay từ đầu, và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Thành phố nằm gần khu vực đô thị của Abu Dhabi được thiết kế để chứa khoảng 50.000 người và 1.500 trung tâm thương mại trong diện tích 6km². Tuy nhiên, sau 10 năm, Masdar đứng trước nguy cơ trở thành một “thành phố ma” xanh. Chỉ một phần nhỏ của thị trấn đã được xây dựng - ít hơn 5% trong “bản thiết kế xanh” 6km² ban đầu. Hệ thống giao thông tự động tiên phong – ban đầu được cho là kéo dài tới 100 trạm – đã bị loại bỏ sau hai điểm dừng đầu tiên.


Masdar giờ đây sẽ là “carbon thấp” với các mục tiêu bền vững như: Giảm 15% lượng cacbon thể hiện của vật liệu xây dựng thành phố; giảm 30% lượng cacbon thể hiện trong vật liệu xây dựng được sử dụng để xây dựng các tòa nhà của nó; giảm 40% mức tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà; giảm 40% lượng nước sử dụng bên trong (tất cả đều so với các tòa nhà tương đương ở Abu Dhabi).(4)) Hơn nữa, tất cả các tòa nhà tại Masdar đều được xây dựng bằng xi măng ít carbon và 90% nhôm tái chế, cùng với các vật liệu khác đã được xác minh và có nguồn gốc tại chỗ. Những mục tiêu dần trở lên khả thi hơn.

By Themes

Publications

Bất động sản của khu đô thị hiện tại lên tới 17 ha đất và không ngừng mở rộng

Nằm ngay trong lòng khu Bến Tre, đối diện với thành Phố Mỹ Tho , tại giao điểm của hai con đường huyết mạch. Từ đây, cư dân sẽ chỉ mất 7 phút di chuyển tới  hàng loạt cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục quan trọng.

Biến Bến Tre trở thành 1 Singapo tại Việt Nam

Xây dựng theo mô hình của Singapore trong 10 năm và 20 năm nữa kể từ bây giờ đuổi kịp với Singapore ở thì tương lai, do diện tích của Singapore chỉ bằng 1/3 của Bến Tre. Do người Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới thể hiện là một dân tộc thông minh, linh hoạt không kém ai . Nên chỉ cần chúng ta cùng nhau làm với tinh thần vì một Việt Nam hùng cường, một Bến Tre có thể sánh ngang Singapore trong 20 năm nữa.
  

Giải Mã Lý Do Làng Nam Bộ sẽ trở thành điểm thu hút hàng đầu trong tương lai

Lý Do Làng Nam Bộ sẽ trở thành điểm thu hút hàng đầu trong tương lai khi áp dụng hình thức sở hữu bất động sản thông minh, nuôi dưỡng các cư dân tương lai để họ trở thành 1 phần không thể thiếu cho khu đô thị sau này.

Các khu đô thị sinh thái nổi tiếng trên thế giới

Trong bối cảnh tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường và sự cần thiết của việc xây dựng những cộng đồng bền vững, các khu đô thị sinh thái trên thế giới đã trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với cư dân mà còn với những người quan tâm đến việc sống một cuộc sống gắn liền với tự nhiên. Dưới đây là một số khu đô thị sinh thái nổi tiếng thế giới, là tiêu chuẩn tiêu biểu của lối sống xanh và phong cách sống tương lai.

Xu hướng những khu đô thị sinh thái tương lai

Đô thị sinh thái hình thành từ nhiều thập kỷ trước tại các quốc gia phát triển, xuất phát từ nhu cầu của người mua nhà muốn sống trong một khu dân cư gần gũi với thiên nhiên, hài hòa về cảnh quan và có đầy đủ những tiện ích phục vụ mọi mặt đời sống, từ giáo dục, y tế, đến giải trí, thể thao…