Ẩm Thực Nam Bộ: Sự Kết Hợp Giữa Truyền Thống và Hiện Đại

Ăn uống không chỉ là một nhu cầu sinh tồn mà còn là nhu cầu tất yếu của cuộc sống cũng như phản ứng tự nhiên về mặt sinh học của sinh vật. Đặc biệt đối với con người, điều này không chỉ thể hiện qua nhu cầu cơ bản như “đói ăn, khát uống”, mà còn là biểu hiện của bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, quốc gia hay dân tộc. Mỗi quốc gia và dân tộc có những đặc điểm văn hóa ẩm thực riêng. Do đó, từ góc độ văn hóa, không thể so sánh một cách tuyệt đối giữa văn hóa ẩm thực của các vùng miền, quốc gia hay dân tộc. Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Vùng đất Nam Bộ được biết đến với sự phong phú của nguồn lợi tự nhiên, nơi mà con người có thể tận dụng mà không cần làm việc cật lực để có thức ăn và quần áo. Tuy nhiên, lịch sử cũng đã chứng minh rằng, không phải lúc nào vùng đất này cũng hưởng lợi từ tự nhiên. 
 

Ngay từ thời kỳ khai phá ban đầu, những người dân địa phương đã phải đối mặc với nhiều khó khăn và gian khổ để vượt qua những thách thức mà thiên nhiên đặt ra. Chính vì vậy, Nam Bộ là một trong những vùng đất mang tính hoang dã và sáng tạo nhất trong văn hóa ẩm thực. Do người dân Nam Bộ thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và sử dụng nó chế biến đa dạng các món ăn.

Tùy thuộc vào các dịp như đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, đám hỏi hay đám cưới sẽ được chuẩn bị các món khác nhau và thường là từ 3 đến 6 món. Tuy những ngày lễ tiệc tuy không được bày nhiều đồ ăn như những vùng khác nhưng vẫn thể hiện tinh thần hào sảng của người Nam Bộ. Khi có đám giỗ, đối với những đám giỗ  mang quy mô bình thường thì người Nam Bộ thường chuẩn bị bánh ít để cuối buổi tặng cho bà con ăn lấy thảo. Còn đối với những buổi giỗ mang quy mô lớn hơn, đông người hơn, người dân còn gói thêm cả thiên bánh. Trong những dịp lễ như Tết, các gia đình thường gói bánh tét, nấu nồi thịt kho hột vịt, hâm nồi khổ qua để họ ăn trong ba ngày Tết, đây được xem là truyền thống của vùng Nam Bộ. Ngoài ra, cuộc sống lao động người Nam Bộ cũng khá linh hoạt và tùy thuộc vào thời tiết. Mùa nắng, họ làm đồng; mùa mưa, họ bắt cá, giăng câu; hôm nào trời mưa ở nhà thì họ lại tụ tập làm bánh xèo, bánh khọt,..Nhờ có khí hậu mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, người dân Nam Bộ hào phóng, rộng lượng, ít khi để dành của cải, vì cứ tới mùa là sẵn lúa ngoài đồng, sẵn tôm cá ngoài sông, không lo thiếu thốn lương thực. Do đó, dân gian có câu: “Anh ơi về miệt Tháp Mười; Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.”
 

Hương vị đặc trưng của người Nam Bộ có xu hướng thiên về ngọt đường và đậm đà. Ví dụ như món kho thì nhiều nước mắm, nhiều đường; canh chua thì nhiều me, nhiều đường;... đa số các món ăn đều đậm đà. Đặc biệt, khi mùa lũ về thì có rất nhiều cá linh, do đó, họ đi xuồng đi bẻ bông điên điển để nấu nồi canh chua: “Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình thì chẳng thấy ngon.” Ngoài ra các món ăn của người Nam Bộ dùng rất nhiều rau như món lẩu, món kho, món gỏi hay thậm chí là món kho quẹt và họ thường sử dụng rau được trồng xung quanh vườn. Trong ẩm thực Việt, mỗi vùng miền sẽ có những gia vị khác nhau để điều chỉnh vị như miền Bắc thì dùng bột ngọt, miền Nam dùng đường, miền Trung dùng cả bột ngọt và đường. Chính vì được thiên nhiên ưu đãi nên những món mắm, món khô đều được làm từ những nguyên liệu thượng hạng như: mắm lóc, mắm cá chép nguyên con, khô cá dứa, khô cá bè con nào con nấy nặng cả ký trở lên. Vùng đất Nam Bộ là nơi tụ họp của nhiều dân tộc sinh sông như: ở Chợ Lớn và Rạch Giá – Hà Tiền có người Hoa; ở Trà Vinh, Sóc Trăng có người Khơ – Me; còn có người Pháp và người Mỹ sinh sống tại đây một thời gian dài. Do đó, các món ăn Việt cũng bị ảnh hưởng nhiều từ các món Hoa, món Thái, món Campuchia và các món Phương Tây. Cụ thể ảnh hưởng từ món Hóa như vịt tiềm, bánh đúc mặn, lạp xưởng, bánh cóng, bánh ú,... món Tây như: La – gu, sườn nấu đậu, bò nấu vang, canh lơ – ghim, sốt cà chua, bánh mì, chả đùm, thịt nguội,..món Thái và món Campuchia như: canh chua, bún cá kèn, cá muối sả chiên, mắm kho, mắm chưng.
 

Ở miền Nam, người xưa thường có hai bữa ăn chính trong ngày. Bữa sáng sẽ thường ăn thật no và ăn bữa chiều sớm, có lẽ do thói quen còn sót lại từ thời còn sử dụng đèn dầu, khi mà việc ăn vào buổi chiều trong thời gian trời còn sáng. Do đó, họ thường có bữa xế với các món ăn như: bánh cóng, bánh khọt, bánh canh, bánh đúc, bánh ít trần,.. Có thể nói, sự đa dạng và dễ làm của các món ăn Nam Bộ cũng do thổ nhưỡng và con người nơi đây. Mọi món ăn thường được chế biến sao cho đủ no, không chú trọng vào việc ăn lấy vị.

Nếu bạn đã từng đặt chân đến Nam Bộ, bạn chắc chắn không thể bỏ qua sự phóng khoáng và hòa nhã của người dân nơi đây cùng những món ăn mang hương vị độc đáo và thấm đẫm chất riêng của vùng đất phương Nam này.

Câu Hỏi Thường Gặp

Bài viết liên quan