Dấu ấn trở về nguồn - Hành trình phát triển

Khu đô thị Làng Nam Bộ được xây dựng dựa trên những bản sắc của miền sông nước phía Nam. Nét đẹp đặc trưng của miền sông nước đã tạo nên cảm hứng viết nên câu chuyện “Làng Nam Bộ”, khiến nơi đây không chỉ dừng lại là  “chốn nghỉ chân” thông thường, mà còn là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa bản địa. 

1. Đôi nét về vùng đất tạo nên Làng Nam Bộ
Làng Nam Bộ được tọa lạc bên trong tỉnh Bến Tre, miền đất của miệt vườn. Bến Tre như một hòn đảo xanh nằm giữa bộn bề sông nước, khí hậu quanh năm nắng ấm, được xem là vựa trái cây của Việt Nam.

Diện tích tự nhiên của tỉnh xấp xỉ 2.285km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là Sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển với chiều dài 65km.
 
 
Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, Bến Tre có địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Tỉnh có một hệ thống đường thủy gồm những con sông lớn nối từ Biển Đông qua các cửa sông, lên tận biên giới Campuchia và một hệ thống kênh rạch chằng chịt đan xen như những huyết mạch suốt khắp ba dải cù lao.

Vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 là thời điểm mà thiên nhiên như khoác lên mình một bộ cánh đa màu sắc, sáng bừng cả một vùng đất. Bởi thời gian này Bến Tre ngập trong hương vị của vụ mùa trái cây, nào măng cụt, sầu riêng, chôm chôm,...
 

Bên cạnh đó, Bến Tre cũng là mảnh đất mang nhiều dấu ấn văn hóa bản địa. Nơi đây được xem là nút giao thoa của các văn hóa tộc người khác nhau, điều đó tạo nên một hệ sinh thái đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng địa phương. Điển hình là hàng năm tỉnh Bến Tre có diễn ra nhiều lễ hội khác nhau. Trong đó, có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ được diễn ra vào ngày 18, 19 tháng 3 âm lịch và Lễ hội nghinh Ông diễn ra vào ngày 9, 10, 11 tháng 11 âm lịch  .

2. Nét văn hóa bản địa tác động đến Làng Nam Bộ như thế nào?
Là sự kết tinh và hòa quyện của văn hóa, Làng Nam Bộ mang đến một làn gió “mới” cho cư dân nơi đây, biến những nét đẹp “cũ” trở thành một dấu ấn khó quên. Mang trong mình tinh thần bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống dân tộc, Làng Nam Bộ đã tạo ra kết quả của sự phối hợp ăn ý giữa truyền thống và hiện đại, giúp mang lại một không gian sống độc đáo và thú vị.

Nét văn hóa bản địa Nam Bộ đã truyền cảm hứng cho khu đô thị, điển hình nhất là về mặt kiến trúc. Nét đẹp tự nhiên, tối giản và mộc mạc là phương châm xây dựng kiến trúc khu đô thị. Cư dân hay khách du lịch khi đến nơi đây sẽ không bị bó hẹp trong không gian “san sát” của những tòa nhà cao tầng, mà còn được trải nghiệm theo xu hướng đậm chất miền quê nhất. Trong tương lai, bức tranh kiến trúc đô thị sẽ là sự kết hợp hài hòa nhất giữa quá khứ và thực tại.
 

Bên cạnh đó, Làng Nam Bộ cũng mang dấu ấn văn hóa địa phương thể hiện ở khía cạnh ẩm thực. Sẽ có nhiều nhà hàng được mở cửa mang phong cách dân gian, truyền thống, giúp du khách được thưởng thức trọn vị những món ăn mang đậm nét Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng, như: bánh xèo, hủ tiếu… Qua đó, các nhà hàng không chỉ thỏa mãn “những chiếc bụng đói” mà còn thỏa mãn tính phiêu lưu, ưa khám phá nét văn hóa địa phương. 

Không chỉ có vậy, Làng Nam Bộ còn cố gắng giữ trọn bản sắc nghệ thuật dân gian Nam Bộ. Một không gian văn hóa lí tưởng được mở ra, giúp bạn thưởng thức nét đẹp cũng như mở ra một tầng kiến thức mới về đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. 
 

Văn hóa luôn là nền tảng vững chắc đề một vùng đất phát triển. Vì vậy, khi biết trân trọng những nét đẹp cũ ta mới có thể phát triển hơn trong tương lai, xây dựng một lối sống lành mạnh và ý nghĩa hơn. Làng Nam Bộ được xây dựng từ cái nhìn đã chiều về văn hóa, đa sắc màu về tín ngưỡng dân gian Nam Bộ nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. 

3. Làng Nam bộ trong tương lai 
Từ những gì làm được ở hiện tại, Nam Bộ đã chứng minh được sức sống mãnh liệt của vùng đất này. Không ngừng phát triển, không ngừng tiến bộ và cũng không ngừng bảo vệ những nét đẹp riêng của vùng đất. Địa lí và văn hóa Nam bộ có nhiều nét rất riêng so với vùng khác, hoàn toàn mà một bản thể riêng biệt trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Vùng đất này mang trong mình sức trẻ, vị thế địa hình, địa văn hóa khiến nó trở thành trung tâm tiếp biến văn hóa. Quá trình tiếp biến không chỉ ở bề mặt mà còn ở bề sâu, không chỉ về lượng mà còn về chất, tạo nên một mảnh văn hóa - du lịch rất đặc thù, là gương mặt tiêu biểu “không lẫn vào đâu được” của nước ta. 
 

Trong tương lai, Làng Nam Bộ sẽ giữ “tham vọng”, viết tiếp câu chuyện một cách hoàn thiện nhất, mang đến cho dân cư một trải nghiệm tốt và đa sắc màu. Văn hóa dân gian luôn chảy trong nhịp thở của Làng Nam Bộ, là cầu nối gắn kết quá khứ và tương lai. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Bài viết liên quan