Khăn rằn - Nét văn hoá đặc sắc của người dân Nam Bộ

Nhắc đến vùng đất miền Tây Nam Bộ, chúng ta không thể không nhắc đến chiếc khăn rằn - biểu tượng không thể thiếu của người dân nơi đây. Khăn rằn gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Qua thời gian, chiếc khăn rằn đã trở thành nét đẹp văn hoá trong trang phục của người dân miền Nam Bộ. 
 

Nguồn gốc
Khăn rằn Nam Bộ có nguồn gốc từ khăn krama của người Khmer, do quá trình cộng cư cùng các dân tộc khác, chiếc khăn đã được thay đổi cho phù hợp, gần gũi và gắn liền với người dân miền sông nước Nam Bộ. Trước khi có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây thì chiếc khăn rằn đóng vai trò chủ chốt trong lối ăn mặc của những người dân xứ này. Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có cũng sử dụng nó. Không chỉ có phụ nữ, mà nam giới cũng sử dụng loại khăn này.

Đặc điểm
Khăn rằn Nam Bộ thường có hai màu trắng, đen, dạng hình chữ nhật, thường có chiều dài 1,2m, chiều rộng khoảng 40 đến 50 cm. Trước đây, nó thường được dùng để làm đẹp thêm cho những bộ trang phục ngày hội, nhưng sau này chiếc khăn rằn đã trở nên gần gũi hơn với người dân lao động khi nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất. Người nam thường quấn khăn rằn quanh trán khi làm việc để cản mồ hôi rơi xuống mắt. Người nữ hay quàng khăn vào cổ, hai tà để phía trước ngực áo dùng để lau mồ hôi.
 

Lúc đầu, khăn rằn được dệt thủ công bằng tay, nên tạo họa tiết caro (là họa tiết đơn giản, dễ dệt nhất). Về sau, bên cạnh dệt thủ công, đã xuất hiện những khung dệt máy. Ngoài 2 màu sắc trắng – đen truyền thống thì khăn ngày nay còn được dệt phối bằng những màu lạ mắt, tinh tế như: hồng – trắng, đen – đỏ, xanh – hồng,… Không chỉ vậy, tùy theo thị hiếu người dùng, sản phẩm mới có nhiều kích thước, được đan dày hơn, 2 đầu khăn được thắt tếch để hợp thời trang…Tuy nhiên, họa tiết caro truyền thống vẫn được bảo lưu và chiếm vị trí độc tôn cho đến nay.

Câu Hỏi Thường Gặp

Bài viết liên quan