SỰ ĐẶC TRƯNG, BỨC TRANH TƯƠNG LAI VÀ VÌ SAO MỌI NGƯỜI NÊN ĐẾN SINH SỐNG TẠI LÀNG NAM BỘ

Làng Nam Bộ, nơi mà nét đẹp đặc trưng và bức tranh tương lai được vẽ lên một cách sống động và hấp dẫn. Với những dòng sông êm đềm, những vườn cây dừa mát rượi và những con đường quê yên bình, miền đất này mang đến cho mỗi người một trải nghiệm khám phá đầy ý nghĩa và sâu lắng. Để rồi du khách nào đã một lần ghé thăm đều giữ trong mình những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến trước lúc rời đi. Điều gì tạo nên sức nặng níu giữ bước chân người ghé thăm đến thế? Đó chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng khám phá về mảnh đất này. 
 

Là một trong 13 tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, làng Nam Bộ tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước bởi sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên sông nước miệt vườn. 

"Khám phá nét đặc trưng của một vùng đất như việc mở ra một cuốn sách vô tận, mỗi trang đều chứa đựng những điều kỳ diệu của văn hóa và lịch sử". Nét đẹp ấy hiện hữu trong từng “hình hài”, “hơi thở” của mảnh đất và con người nơi đây. 

Làng Nam Bộ được biết đến với cái tên gọi  “mảnh đất sông nước trữ tình”. Dải đất có đường bờ biển dài 65km, có rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú, các kênh rạch chằng chịt cùng nhiều cù lao, cồn bãi, nên bốn mùa khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Đây còn là một ốc đảo được hợp thành từ ba dãy cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa) và được bồi tụ bởi phù sa của 4 con sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai và Cổ Chiên nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ. 
 

Không những thế, làng Nam Bộ được mệnh danh như “Vườn cây dừa” của nước ta - là mảnh đất của hoa thơm, trái ngọt. Vùng đất hiện có 53.000ha diện tích đất trồng dừa, chiếm 1/4 diện tích dừa cả nước, sản lượng hàng năm khoảng 500 triệu trái, không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước như Singapore, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc… Dừa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như: than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, thạch dừa, mặt nạ dừa, kẹo dừa,… Người dân nơi đây còn tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như thân, cọng, vỏ, lá… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng.
 

Bên cạnh đó, làng Nam Bộ còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống khác như nghề làm hoa kiểng tại Cái Mơn - Chợ Lách, sản xuất bánh tráng ở Mỹ Lồng, làm bánh phồng ở Sơn Đốc, nghề đan đất, bó chổi, và làm đèn lồng. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái.

Những đình làng và nhà cổ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Đặc biệt, đình Bình Hòa ở huyện Giồng Trôm, đình Phú Lễ ở huyện Ba Tri và đình Phú Tự là những điểm đến phổ biến. Mỗi đình đều có cây bạch mai cổ thụ độc nhất vô nhị, với tuổi đời trên 300 năm vẫn luôn xanh tốt. Bên cạnh đó, xã Đại Điền ở huyện Thạnh Phú còn giữ nguyên ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 100 năm, được xây dựng theo kiểu hình chữ nhất và trang trí hoa văn chạm trổ tinh xảo, tạo nên bức tranh văn hóa độc đáo và đẹp mắt.

Trong thời đại 4.0, Làng Nam Bộ hứa hẹn với những thay đổi mạnh mẽ, phát triển bền vững dựa trên nền tảng của quá khứ tươi đẹp và hiện tại tràn trề nhựa sống. 
 

Đến năm 2030, làng Nam Bộ hướng tới việc trở thành một trong các tỉnh phát triển hàng đầu của cả nước, với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh và đồng bộ. Tập trung phát triển kinh tế biển, công nghiệp chế biến và sản xuất, đồng thời đặt mục tiêu phát triển các nguồn năng lượng mới hướng đến bảo vệ môi trường và sinh thái, cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Đô thị và nông thôn của tỉnh sẽ được định hình với diện mạo hiện đại và giàu bản sắc, thu hút du khách bằng các trải nghiệm du lịch thân thiện. Bên cạnh đó, an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội sẽ được chú trọng và đảm bảo. Cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao với môi trường văn minh, ấm no và hạnh phúc.

Ngoài ra, làng Nam Bộ tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu là một trong những phương hướng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng. Đây bao gồm việc tăng cường chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đầu vào từ nguồn tài nguyên tự nhiên của vùng đất này. Đồng thời, cũng đặc biệt chú trọng vào việc phát triển công nghiệp gia công kim loại, sản xuất và lắp ráp các thiết bị và linh kiện điện, điện cơ, cơ điện tử. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, hướng đến tiết kiệm năng lượng và không gây ô nhiễm môi trường.

Với những lý do trên, những cơ hội việc làm trong hiện tại và tương lai, làng Nam Bộ hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn, thú vị, không chỉ cho du khách mà còn là những người dân với niềm hy vọng về một cuộc sống yên bình và tương lai tươi sáng. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Bài viết liên quan